- Chuyên đề:
- Thực phẩm bẩn - sạch
Đồ ăn nhanh ngon - tiện nhưng độc hại vô cùng
Cấm con ăn vặt, đồ ăn nhanh là phản tác dụng
Tâm trạng thất thường vì chất béo trans
Nghi gây ung thư, đồ ăn nhanh vẫn nườm nượp khách
Đồ ăn nhanh - "thủ phạm" gây mất trí nhớ?
Thức ăn nhanh/fast food là gì?
Thức ăn nhanh là thuật ngữ chỉ loại thức ăn có các thành phần được làm nóng trước hoặc nấu chín sẵn, được bán tại nhà hàng hoặc cửa hàng có thể phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian tối đa. Thức ăn nhanh được xem là một trong những xu hướng ẩm thực được giới trẻ ưa chuộng, thậm chí, đối với nhiều người đồ ăn nhanh còn trở thành món ăn thay thế cho những bữa cơm truyền thống.
Nhiều lợi ích là vậy nhưng thức ăn nhanh và tác hại mà chúng mang lại vẫn là điều không thể nào chối cãi được.
Thức ăn nhanh - kẻ hiểm ác giấu mặt
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thức ăn nhanh - đặc biệt là đồ chiên, rán có thể gây béo phì, đái tháo đường bởi chứa rất nhiều mỡ, đường và lượng calorie cực lớn. Một công trình nghiên cứu của Anh năm 2011 trên hơn 14.000 trẻ em cho thấy, chế độ ăn với toàn thức ăn nhanh có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến trí não của trẻ: Trẻ ăn nhiều khoai tây chiên, bánh quy và pizza trước 3 tuổi thì 5 năm sau sẽ có chỉ số IQ thấp hơn những trẻ không ăn. Nguyên nhân là đồ ăn nhanh thừa chất béo, đường nhưng lại quá ít vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể nên không thể bổ trợ tốt cho trí não của trẻ.
Béo phì thôi chưa đủ, thức ăn nhanh còn gây ra nhiều nguy hại không lường cho cơ thể
Hơn thế nữa, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thức ăn nhanh (đặc biệt là pizza và humburger take away/mang đi) có thể khiến con người phơi nhiễm với phthalate.
Theo đó, các nhà nghiên cứu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC đã xét nghiệm nước tiểu của hơn 8.877 trẻ em và người lớn (1/3 trong số này đã tiêu thụ thức ăn nhanh trong 24 giờ qua), phát hiện ra rằng: Những người tiêu thụ lượng lớn thức ăn nhanh có chỉ số phthalate trong nước tiểu cao hơn 23,8 - 39% so với người ít hoặc không ăn thức ăn nhanh.
GS. Ami R. Zota - tác giả chính của nghiên cứu trên cho hay, bà đã phát hiện số lượng thức ăn nhanh được tiêu hóa trong 24 tiếng trước đó có ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số của 2 loại phthalate trong cơ thể, bao gồm DEHP và DINP. Được biết, Mỹ đã ra lệnh cấm vĩnh viễn việc sử dụng DEHP và tạm thời đối với DiNP trong đồ chơi trẻ em, bình nước và vú cao su vì chúng có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của hệ thống sinh sản ở nam giới, gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi, rối loạn hành vi và các căn bệnh mạn tính ở trẻ nhỏ.
Có vô số cách mà mọi người có thể tiếp xúc với phthalate. Chúng được tìm thấy trong: Xà phòng, nước hoa, sơn móng tay, thuốc uống, con người có thể ăn, hít vào và hấp thụ chúng qua da. Trong đó, thực phẩm chế biến sẵn có thể đã bị hai loại hóa chất thâm nhập vào trong quá trình chế biến, dự trữ trong bao bì, túi nilon...
GS. Ami R. Zota khuyến cáo: "Để giảm khả năng phơi nhiễm với hóa chất phthalate, hãy hạn chế tối đa việc ăn thức ăn nhanh, chế biến sẵn". Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ, mỗi người nên dành ra chút ít thời gian để tự làm đồ ăn ở nhà
So sánh đồ ăn nhanh và đồ ăn tự nấu ở nhà:
Khoai tây chiên tự làm thường có lượng muối cao hơn loại bán sẵn ngoài hàng, nhưng hàm lượng calorie, chất béo và carbohydrate lại thấp hơn
Humburger tự làm ở nhà dù không đẹp bằng loại mua ngoài cửa hàng thức ăn nhanh nhưng lại giàu protein bổ dưỡng hơn
Mặc dù pizza mua ngoài tiệm dồi dào protein nhưng lại có hàm thường có lượng muối và calorie cao hơn, điều này không tốt cho người tăng huyết áp và béo phì
Ngoài phthalate, nhóm nghiên cứu cũng đã phát hiện ra một hóa chất độc hại khác chứa trong bao bì thực phẩm là bisphenol A dùng trong sản xuất nhựa PC. Tuy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đồ ăn nhanh và sự phơi nhiễm hóa chất này chưa được khẳng định nhưng theo báo cáo mới đây, người thường xuyên ăn loại thức ăn này có chỉ số BPA trong cơ thể cao hơn những người còn lại.
Bình luận của bạn